Trả lời: Mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển nghề CTXH được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2010 - 2015 và giai đoạn 2 từ 2016 - 2020
* Giai
đoạn 1 tập trung vào 7 nội dung chủ yếu sau:
1. Xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH; tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức,
nhân viên CTXH, tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ CTXH: áp dụng ngạch, bậc
lương đối với các ngạch viên chức CTXH;
2. Xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các
văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất
để phát triển nghề CTXH;
3. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên,
cộng tác viên CTXH trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong
đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân
viên CTXH thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên CTXH với mức
phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định;
4. Xây dựng tối thiểu 10 mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch
vụ CTXH tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các khu vực, vùng, miền trong phạm vi
toàn quốc;
5. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và
cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung
cấp dịch vụ CTXH và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp;
6. Xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung nội
dung đào tạo và dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau
đại học CTXH; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành CTXH;
7. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH.
* Giai
đoạn 2 tập trung vào 5 mục tiêu chủ yếu sau:
1. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ
cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH theo các loại hình cơ sở
cung cấp dịch vụ CTXH và theo nhóm đối tượng; xây dựng, ban hành mới và tiếp
tục hoàn chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan để tạo môi trường pháp lý
đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề CTXH;
2. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên
và cộng tác viên CTXH ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%; hỗ trợ nhân rộng mô
hình cung cấp dịch vụ CTXH ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
3. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên
chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các xã, phường, thị
trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã
hội các cấp;
4. Xã hội hóa các hoạt động CTXH theo hướng khuyến
khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia việc đào tạo, đào tạo
lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng và
cung cấp dịch vụ CTXH;
5. Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
nghề CTXH.