Điều 3, Hiến Pháp nước ta quy định “Nhà nước … thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện...".
Bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến hoạt động hỗ trợ của CTXH cũng được quy
định ở các Điều 40 và 65 về trách nhiệm của Nhà
nước, xã hội, gia đình và công bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Điều
61 quy định về hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe và vấn đề thuốc phiện
và các chất ma túy khác cũng như chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã
hội; Điều 63 về bình đẳng nam nữ và cấm phân biệt
đối xử với phụ nữ; Điều 64 về bảo vệ gia đình; Điều
67 về sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội với người già, người tàn
tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và Điều 71 về quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm
Ngày 23/6/1994, Quốc hội thông qua Bộ luật
Lao động; Ngày 31/5/2004 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi đã
được Quốc hội thông qua, bổ sung một thêm một chương mới, (Chương IV: Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt); ngày 30/7/1998, Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội thông qua Pháp lệnh về người tàn tật đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
công tác trợ giúp người tàn tật; ngày 09/6/2000, Quốc hội thông quaLuật Hôn
nhân và Gia đình; ngày 29/10/2006, Quốc hội thông qua Luật Bình đẳng giới; Luật
Phòng, chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày 29/10/2006; Luật Phòng, chống
nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người được Quốc hội
thông qua ngày 29/6/2006 và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02/7/2002.
Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quan điểm
rõ ràng về phát triển kinh tế đi đối với đảm bảo an sinh xã hội. Quan điểm này
được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, lần thứ
VII, lần thứ VIII và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục
khẳng định: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần
xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực
trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã
hội".
Hơn 40 văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, chỉ đạo đã được Chính phủ và các cơ quan trung ương ban hành liên quan đến
trợ giúp, bảo vệ các đối tượng yếu thế. Đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt các
chương trình, đề án để trợ giúp các đối tượng:
Ngày 24/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010; Ngày 21/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 301/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005-2010; ngày 05/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; ngày 17/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn 2020; ngày 25/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma tuý đến năm 2010; ngày 8/3/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phối hợp liên ngành phòng chống mãi dâm giai đoạn 2006-2010; ngày 26/2/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010, trong đó có một số mục tiêu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Có thể nhận định những quan điểm của Đảng và Nhà nước, những văn bản pháp luật, chính sách xã hội, các chương trình, đề án về chăm sóc, trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội cho CTXH phát triển.